Ở Việt Nam, do khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm hiện tượng thấm dột nhà cửa có lẽ đã không còn quá xa lạ. Các công trình nhà ở bị thấm dột tuổi thọ cũng dần suy yếu. Hiện nay, chống thấm dột sẽ có 2 phương pháp là xử lý chống thấm thuận và chống thấm ngược. Chống thấm thuận được áp dụng rộng rãi phổ biến trong hầu hết các hạng mục chống thấm. Còn xử lý chống thấm theo hướng ngược thì được cân nhắc trong những tình huống nhất định. Liệu bạn có biết gì về phương pháp chống thấm ngược này? Nó có ưu nhược điểm ra sao ? Hãy cùng Sơn chống thấm 24h chúng tôi tìm hiểu nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Các bạn hiểu chống thấm ngược là gì ?
Chống thấm ngược hay chống thấm nghịch là phương pháp thi công chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm (nguồn nước xâm nhập). Có nghĩa là nguồn nước đâm từ hướng nào thì ra chống thấm ngược lại hướng đâm đó. Vì thế, áp lực nước sẽ có xu hướng bóc tách lớp màng chống thấm ra để xâm nhập vào. Để ngăn chặn lại điều đó, đòi hỏi kỹ thuật xử lý phải thực sự chuyên nghiệp và tỉ mỉ.
Nghe có vẻ hơi khó hiểu, nhưng ta có thể hiểu nó đơn giản như sau. Nếu như nước ngấm từ mặt bên ngoài vào tường thì ta sẽ chống thấm ở mặt bên trong tường thì đó gọi là chống thấm ngược. Hoặc khi chống thấm bể nước từ trong bể ra ta lại chống thấm ở ngoài bể thì đó cũng được gọi là chống thấm ngược.
=>> Xem thêm:
- Hướng dẫn chống thấm ngược cho tường nhà mới không trát ngoài
- Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh với keo chống thấm MaxSeal Crystal-X
- Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch dễ làm nhất
- Nguyên nhân và cách xử lý trần nhà bị thấm dột hiệu quả
- Top 7+ băng keo chống thấm dột tốt nhất hiện nay
Trường hợp nào cần chống thấm nghịch ?
Trong một số trường hợp vì tính hiệu quả hoặc đòi hỏi kỹ thuật khắt khe mà chúng ta không thường sử dụng phương pháp chống thấm ngược. Chỉ khi nào công tác chống thấm thuận không thể thực hiện được thì chúng ta mới cân nhắc biện pháp này, cụ thể như:
- Mỗi khi trời mưa to, nước vẫn chảy vào khe mặc dù đã úp tôn chống thấm. Hậu quả thấm dột sẽ nặng nề hơn đối với bức của nhà nào mới xây, không trát được bên ngoài.
- Bể bơi, bể chứa nước ngầm luôn có nguy cơ bị thấm do mạch nước bên ngoài.
- Tình trạng thấm do chung tường với nhà bên cạnh hoặc nước thấm từ sân thượng hoặc từ nhà vệ sinh hàng xóm.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm ngược
Các đặc điểm chính của phương pháp chống thấm ngược là:
- Hiệu quả: Phương pháp chống thấm ngược hiệu quả khi được thực hiện đúng cách; giúp ngăn chặn sự thấm nước vào trong công trình xây dựng.
- Đa dạng: Có nhiều phương pháp chống thấm ngược để lựa chọn, bao gồm sử dụng màng chống thấm; vật liệu chống thấm, chống thấm tinh thể thẩm thấu, keo Pu trương nở v.v.
- Dễ thi công: Phương pháp chống thấm ngược có thể được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng bởi các nhà thầu xây dựng và công nhân với kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp.
- Sử dụng được trên nhiều bề mặt và kết cấu: Phương pháp chống thấm ngược có thể áp dụng trên nhiều loại bề mặt và các kết cấu khác nhau của công trình
- Độ bền và kháng thời tiết: Các vật liệu chống thấm thường có độ bền và kháng thời tiết cao; giúp cho công trình duy trì được tính hữu dụng và chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Các hạng mục cần chống thấm ngược có thể được liệt kê như sau:
1. Chống thấm cho tường nhà mới không trát ngoài
Tường nhà mới không trát được bên ngoài thường gây ra hậu quả thấm rất nặng nề; ảnh hưởng tới kết cấu cũng như thẩm mỹ và sự an toàn trong ngôi nhà. Vì thế với các bức tường không trát được bên ngoài cần phải chọn lựa kỹ càng phương pháp chống thấm tốt nhất để giúp bức tường trong ngôi nhà được bảo vệ theo tuổi thọ công trình.
Sau khi tường được xây gạch thô chưa trát, ta chưa nên trát mà bắt đầu tiến hành chống thấm. Quy trình chống thấm ngược tường như sau:
Bước 1: Phun tạo ẩm bề mặt tường để trát vữa không bị nứt rạn sau này
Bước 2: Trộn Fosmix Liquid N800 với nước theo tỷ lệ 1:5. Sau đó đổ hỗn hợp này vào hỗn hợp xi măng cát. Với tường chống thấm thì tỷ lệ xi cát khuyến cáo theo tỷ lệ 1:3. Định mức 30-35 kg Fosmix Liquid N800/ 1 m3 vữa.
Bước 3: Trát vữa chống thấm lên bức tường cần chống thấm giống như vữa trát thông thường. Tối thiểu lớp vữa chống thấm là 10mm.
2. Chống thấm ngược tường giáp ranh hàng xóm triệt để
Công tác chống thấm ngược tường giáp ranh hàng xóm là một trong những công việc rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và bảo vệ ngôi nhà khỏi các vấn đề liên quan đến thủy lực và ẩm mốc. Sau đây là một số bước cơ bản để thực hiện công tác chống thấm ngược tường giáp ranh hàng xóm:
- Kiểm tra tường giáp ranh hàng xóm của bạn để xác định các khe hở; vết nứt hoặc vật liệu bị hư hỏng và các nơi có thể làm giảm độ bền của tường.
- Làm sạch khu vực xung quanh tường để loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc hoặc các chất cặn bám trên mặt tường.
- Sử dụng vật liệu chống thấm đúng loại để trám và bịt chặt các khe hở; nứt và vùng bị hư hỏng trên tường giáp ranh hàng xóm.
- Chọn sử dụng băng keo chống thấm và keo chống thấm để dán vùng dính; khớp giữa tường nhà với tường giáp hàng xóm để đảm bảo hoàn toàn không thể thấm nước.
- Nếu cần, bạn có thể sơn lớp sơn chống thấm để tạo hiệu quả chống thấm tốt hơn cho bề mặt tường.
- Quan trọng nhất, hãy đảm bảo rằng các công việc được thực hiện đúng cách và đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật; để đảm bảo tính an toàn và chất lượng công trình.
3. Chống thấm cho tường trong nhà khi mà bên ngoài không trát được
Cách thi công chống thấm ngược tường trong nhà bằng Intoc 04 cơ bản như sau:
- Tạo nhám cho tường bằng cách cắt nghiêng vào mặt bê tông một góc 45 độ, sâu khoảng 1,5cm; khoảng cách giữa các đường cắt khoảng 15cm.
- Việc này giúp lớp hồ dầu bám chặt vào mặt bê tông; tăng độ bền và khả năng chống thấm.
- Vệ sinh bề mặt cần thi công thật sạch sẽ, phun nước tạo ẩm nhiều lần để bề mặt đạt độ ẩm tối ưu.
- Tiến hành pha trộn hỗn hợp chống thấm theo công thức của nhà sản xuất
- Tô hồ dầu chống thấm lên bề mặt bê tông và dùng cọ quét để lấp đầy các khe cắt nghiêng
- Tô phủ lớp hồ dầu chống thấm lên bề mặt bê tông với độ dày khoảng 4mm
- Khi lớp hồ dầu chống thấm đã ráo mặt, tiếp tục tô phủ lớp vữa chống thấm dày khoảng 10mm lên trên
4. Chống thấm ngược trần bê tông nhà
Quá trình bơm keo chống thấm cần chuẩn bị các thiết bị để thực hiện trong quá trình bơm keo như: Máy bơm keo áp lực cao hoặc xylanh bơm keo, kim bơm keo, keo PU trương nở, máy khoan, mũi khoan…
Bước 1: Tạo lỗ khoan
- Khoan các lỗ từ chỗ thấp nhất khoảng 5cm đến 10cm của các khe thi công ở mặt bị rò rỉ với góc
- Nghiêng tối đa 450 tuần tự từ dưới lên trên và cách nhau từ 10cm đến 40cm tùy vào mức độ rò rỉ.
- Khoảng cách các lỗ thông thường từ 15cm – 25cm
Bước 2: Đặt kim vào các lỗ khoan
- Vệ sinh các lỗ vừa khoan bằng cách dùng bình nước sạch hoặc máy thổi bụi.
- Với những bức tường dày hoặc quá khô; có thể bơm nước sạch vào trong các khe nứt trước khi bơm keo nở nhằm đạt hiệu quả tốt hơn
- Đặt đầu kim vào trong lỗ đã được khoan và cho đầu kim nằm dưới bề mặt bê tông.
- Nếu đầu kim không thể đặt sát vào trong lỗ; dùng thiết bị vặn đai ốc ấn chặt đầu kim vào
- Càng chặt càng tốt, để chất chống thấm không bị tràn ra ngoài
Bước 3: Tiến hành bơm keo
- Sau khi cài đặt đầu kim xong, dùng máy bơm áp lực cao bơm keo Pu trương nở vào.
- Cho đến khi thấy keo nở tràn ra bề mặt thì ngưng.
- Sau khi bơm keo đi vào vết nứt thông thường nước sẽ chảy ra từ từ các vị trí nứt sau đó keo sẽ trương nở.
5. Chống thấm ngược tầng hầm
Thi công chống thấm ngược tầng hầm phải phù hợp với thiết kế công trình. Bởi nó liên quan đến mực nước ngầm, áp lực nước ngầm; kết cấu nền móng, vị trí công trình thi công. Có như vậy mới đạt được hiệu quả mong muốn
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Dùng búa băm, búa đục để băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa.
- Mài toàn bộ bề mặt cần chống thấm để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót lại.
- Làm như vậy để có bề mặt sạch, chắc chắn để thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt.
Cách trộn vật liệu
- Vật liệu phải được trộn bằng máy. Sử dụng máy khoan tốc độ chậm (600 vòng/phút) gắn với lưỡi trộn vữa. Yêu cầu hỗn hợp phải sánh mịn, không vón cục.
- Nếu thi công trên bề mặt đứng thì nên giảm bớt lượng nước trộn để vật liệu sệt hơn và không bị rơi khi thi công.
- Nên cho nước vào bột khi trộn và không được thêm nước vào sau khi đã trộn xong.
Thi công
- Hỗn hợp chống thấm được thi công bằng cọ hoặc bằng máy phun lên bề mặt đã được làm ẩm.
- Nên thi công làm 2 lớp vuông góc với nhau, lớp thứ hai thi công sau lớp thứ nhất đã khô mặt; nhưng chưa cứng hoàn toàn (khoảng 3-4 giờ tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời).
Trám lỗ rò rỉ: Các lỗ rò rỉ phải được trám bít bằng chất chặn nước nhanh: AC WATER PLUG
6. Chống thấm ngược cho nhà vệ sinh
Được biết Sika chống thấm là một loại hóa chất có khả năng kết dính và chống thấm nước cực kỳ tốt. Do vậy, nó được ưu tiên sử dụng trong nhiều công trình chống thấm cho nhà ở với nhiều hạng mục thi công khác nhau. Quy trình chống thấm ngược cổ ống nhà vệ sinh bằng Sika cụ thể như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cổ ống
Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong cả hình thức chống thấm ngược cổ ống hay chống thấm thuận. Điều bạn cần làm đó là loại bỏ đi các lớp vỏ cũ ở bên ngoài của bề mặt chống thấm hoặc là đục bê tông để bề mặt thi công chống thấm được bằng phẳng. Theo đó, các phía bao quanh cổ ống cần được xử lý sạch sẽ.
Bước 2: Chống thấm ngược cổ ống bằng Sika
- Quét một lớp lót sơn chống thấm ngược Sikatop 107 seal vn lên trên vị trí cần thi công chống thấm.
- Đợi lớp lót khô trong khoảng từ 2 – 3 tiếng.
- Sau đó tiếp tục quét lớp Sikatop Seal 107 thứ 2 lên trên bề mặt để đảm bảo chất lượng.
Lưu ý: Còn nếu trong trường hợp trần nhà vệ sinh cũng bị thấm thì nên sử dụng phương pháp bơm keo PU trương nở như chống thấm ngược trần nhà
7. Chống thấm ngược chân tường
Quy trình thực hiện chống thấm chân tường bằng hóa chất diễn ra theo quy trình gồm:
Bước 1: Đục vữa chân tường cần thi công chống thấm
- Đục lớp vữa bên ngoài chân tường (khoảng 30cm đến 40cm tùy công trình). Chú ý không tác động đến gạch cốt bên trong.
Bước 2: Tạo phễu trong chân tường để rót hóa chất
Sử dụng máy khoan để khoan một lỗ cách nền chân tường 15cm đến 20cm; nghiêng 45 độ. Mức độ khoan như sau:
- Khoan sâu 11cm với tường dày khoảng 10cm.
- Khoan hai mũi với tường dày 20cm. Trong đó, một mũi nghiêng 45 độ; sâu 10cm từ hàng gạch dưới lên. Mũi thứ 2 khoan sâu 22cm.
Bước 3: Rót chống thấm chân tường Water Seal DPC vào lỗ khoan
- Mỗi lần rót dung dịch Water Seal DPC vào lỗ khoan; chỉ nên rót khoảng 30ml đến 35ml.
- Rót nhiều lần liên tục để dung dịch thẩm thấu từ từ vào các mao mạch; đến khi lỗ khoan đầy dung dịch thì dừng lại.
- Về cơ bản, tường dày 10cm cần khoảng 1.5 lít dung dịch / m tường. Tường đôi dày 20cm cần khoảng 2.5 lít đến 3 lít dung dịch/ m tường.
Bước 4: Trát lỗ khoan
- Trộn vữa trát lỗ khoan bằng xi măng, cát, nước và Water Seal DPC theo tỷ lệ 1:3:4:1 (Tức là 1 phần xi măng, 3 phần cát, 4 lít nước và 1 lít Water Seal DPC).
- Dùng vữa đã trộn để trát kín các lỗ khoan
Đơn vị cung cấp các loại vật liệu chống thấm ngược ở đâu ?
Tìm ở đâu được một đơn vị cung cấp vật liệu chống thấm ngược kèm cả thi công chống thấm chuyên nghiệp chính là thắc mắc của rất nhiều người tiêu dùng hiện nay. Một đơn vị chống thấm có ý nghĩa quyết định đến tính thẩm mỹ cũng như chất lượng hoàn thiện sau cùng của công trình.
SƠN CHỐNG THẤM 24H chính là đơn vị với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và thi công chống thấm ngược. Chúng tôi với đội ngũ thi công chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản cùng với kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trong nghề. Thêm vào đó là tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Cam kết mang đến cho quý khách những công trình với chất lượng chống thấm tốt nhất bên cạnh mức chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.
Với phương châm làm việc:
- Luôn lắng nghe ý kiến khách hàng
- Cam kết giá tốt nhất thị trường
- Đội ngũ thợ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm
- Tư vấn miễn phí 24/7
- Cam kết vật liệu chống thấm chính hãng
Để được hỗ trợ tốt hơn, xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0973.155.322
CHÚNG TÔI LUÔN HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG 24/24!