Hỗ Trợ Vận Chuyển Cho Đơn Hàng Trên 10 triệu Trong Bán Kính 5 Km
Vải địa kỹ thuật ART25D được sản xuất tại Việt Nam
Mã sản phẩm: Vải địa kỹ thuật ART25D
Sản xuất: Việt Nam
Bảo hành: 12 tháng
Tình trạng: Còn hàng
Vải địa kỹ thuật ART25D là được sản xuất từ những sợi Polyester (PET) hoặc polypropylen (PP) có độ co giãn dài thấp và cường độ chịu kéo cao 25 kN/m. Loại vải địa này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng nhằm củng cố, gia tăng độ bền và nâng cao khả năng thoát nước của đất
Mô tả qua về vải địa kỹ thuật ART25D
- Tên sản phẩm: Vải địa kỹ thuật ART25D
- Mã sản phẩm: ART25D
- Sản xuất tại: Việt Nam
- Loại vải: Không dệt
- Màu sắc: Màu trắng
- Độ dày P=2kPa 3.0 mm
- Trọng lượng: 900 g/m²
- Chiều dài x rộng cuộn: 50 x 4 (mxm)
- Điều kiện lưu trữ: Không được để vải dưới trời nắng quá 500 giờ
Một số đặc điểm chung của vải địa kỹ thuật ART25D
Cùng tìm hiểu xem loại vải này có những ưu điểm gì nổi bật nhé:
- Vải địa kỹ thuật ART 25D không dệt có cường lực chịu kéo 25 kN/m
- Được dùng làm lớp ngăn cách trong xử lý nền đất yếu
- Sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ tiên tiến hiện đại
- Kích thước các lỗ tương đối đồng đều, khít
- Có khả năng thoát nước tốt theo chiều dọc và chiều ngang
- Chức năng của vải địa không dệt như: tiêu thoát, lọc ngược,…
- Tăng lực kháng đứt cho đất
- Giảm khối lượng đào bóc hữu cơ
- Chúng có đặc tính kháng UV cao
- Vải địa không dệt có tính ổn định cao
- Sản phẩm bó cuộn rất gọn, giúp giảm được chi phí vận chuyển và thi công dễ dàng
- Tiết kiệm được chi phí kinh tế
- Thành phần không có chất độc hại, thân thiện
- An toàn với con người khi sử dụng
Vải địa kỹ thuật ART25D được dùng để làm gì ?
Sản phẩm vải địa kỹ thuật không dệt ART25D được ứng dụng rộng rãi trong thi công các công trình xây dựng giao thông; các công trình kỹ thuật bảo vệ môi trường. Một số ứng dụng của vải địa kỹ thuật ART không dệt phổ biến nhất:
- Phân cách ổn định nền đường: Có tính năng cường độ chịu kéo và ứng suất cao nên được sử dụng làm lớp phân cách giữa nền đất nhằm tăng khả năng chịu tải của nền
- Gia cường nền đất yếu: Đóng vai trò cung cấp lực chống xô lệch, chống trượt, giúp cho những phần mái dốc ổn định hơn đối với những khu vực như: ao bùn hay ở các đường bê tông, đường nhựa,..
- Chống xói mòn: Giảm bớt áp lực thủy đông từ bên trong bề mặt mái dốc và triệt tiêu bớt các tác động từ môi trường gây ra xói mòn như: nhiệt độ, mưa, gió, đối với các công trình như đê, đập , thủy lợi, bờ kè sông, hồ
- Lọc và thoát nước: Trên bề mặt tấm vải có những lỗ nhỏ li ti giúp thoát nước nhưng ngăn được sỏi, đá nhỏ; không gây ảnh hưởng đến chất lượng đất
- Bảo vệ màng chống thấm cho các công trình: Vải địa kỹ thuật ART25D thường được sử dụng trong hệ thống xử lý chất thải, các hồ chứa chất thải,…
Cách sử dụng vải địa kỹ thuật ART25D không dệt
Để thi công đạt được hiệu quả cao, bạn cần thực hiện vải địa kỹ thuật ART25D theo các bước sau:
Vệ sinh bề mặt
Trước tiên, hãy đảm bảo bề mặt công trình được sạch sẽ, quang đãng. Cần loại bỏ những rác thải, gốc cây hay những vật liệu khác. Vật liệu kỹ thuật cần đảm bảo chất lượng, không có lỗ thủng hoặc bị tách bởi những vật nhọn tác động. Để tránh ánh hưởng tới chất lượng vải địa kỹ thuật ART25D khi thi công; bạn cần lưu ý những điều như sau:
Đảm bảo loại bỏ những vật cứng, sắc nhọn có khả năng làm rách vải địa ra khỏi bề mặt
Sử dụng các thiết bị, máy móc có trọng tải phù hợp; tránh gây áp lực mạnh để bề mặt làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình
Công tác trải vải
Tùy thuộc vào sức chịu lực của đất ở khu vực thi công mà thực hiện rải vải phù hợp. Lớp vải nọ sẽ được tiếp nối lớp vải kia theo một khoảng phủ bì.
- Nếu dùng vải để phân cách, rải vải địa kỹ thuật ART25D phải theo chiều cuộn và cùng hướng di chuyển của các thiết bị thi công.
- Nếu dùng vải vào mục đích gia cường, vải địa kỹ thuật cần được rải theo chiều cuộn của vải và có hướng thẳng góc với tim đường.
Khi trải, các nếp nhăn, nếp gấp cần phải được kéo thẳng. Nếu dùng bao cát hoặc ghim sắt để cố định các mép vải thì cần đảm bảo các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển, xô lệch
Neo hoặc gia cố vải địa
- Lưu ý quan trọng, quá trình thi công vải địa kỹ thuật ART25D phải được tiến hành song song với công tác neo giữ chốt chặn vải địa và thực hiện thi công các lớp vật liệu tiếp theo
- Mục đích là để vải địa không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Mặc dù có chất ổn định UV nhưng chất lượng vải địa sẽ giảm theo thời gian tiếp xúc với tia UV
- Trong phạm vi cho phép, trong thời gian 500 giờ chiếu sáng, chất lượng vải địa đạt tiêu chuẩn nếu các thông số cơ lý không giảm xuống dưới 70% so với tiêu chuẩn ban đầu
Trải đất
Bước tiếp theo trong quy trình thi công vải địa kỹ thuật là đổ vật liệu đắp lên bề mặt vải địa. Tuy nhiên, trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải; nếu vải bị hư hỏng và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát; có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí quy định
Khi đổ vật liệu đắp lên lớp vải địa kỹ thuật đã được trải phải đảm bảo chiều dày tối thiểu trên mặt vải địa kỹ thuật ART25D
Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải
Một số lưu ý khi dùng vải
Cuộn vải địa kỹ thuật ART25D có kích thước giới hạn. Trong khi mặt bằng công trình thi công thường có diện tích rất lớn nên để đảm bảo thi công hiệu quả phải nối các tấm vải địa lại với nhau là điều cần thiết. Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế tại công trình mà các tấm vải địa kỹ thuật được nối may hoặc nối chồng mí với nhau.
Nguyên tắc nối
Nếu nối chồng mí, phải sử dụng máy khâu chuyên dụng và tuân thủ theo các nguyên tắc kỹ thuật sau:
- Chiều rộng mối nối chồng không nên vượt quá 500mm
- Đường gập nối có đường viền từ 100mm trở lên
- Đường khâu cách biên khoảng từ 5 đến 15cm
- Khoảng cách giữa các mũi chỉ dao động từ 7 đến 10cm
Còn nếu nối may thì:
- May bằng chỉ làm từ sợi hóa học như sợi PP, sợi PE,…
- Cường độ kéo mối nối may không được nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải địa kỹ thuật ART25D
- Khoảng cách từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25mm. Nếu đường may đôi thì khoảng cách giữa 2 đường may phải từ 5mm trở lên
- Đường may nằm ở mặt trên để thuận tiện cho công việc quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách giữa các mũi may trong khoảng từ 7 đến 10 mm.
Địa chỉ cung cấp vải địa kỹ thuật ART25D ở đâu ?
SƠN CHỐNG THẤM 24H là đơn vị phân phối vải địa kỹ thuật không dệt chính hãng với mức giá tốt nhất tại thị trường. Ngoài cung cấp vải địa kỹ thuật ART25D chúng tôi còn phân phối nhiều loại vật tư kỹ thuật phục vụ thi công các công trình xây dựng và giao thông: màng chống thấm HDPE, băng cản nước, giấy dầu, matit chèn khe…
Những sản phẩm vật liệu chống thấm luôn luôn được đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, với giá cả cạnh tranh nhất. Đến với chúng tôi, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm về uy tín và độ an toàn của mọi sản phẩm.
Quý khách có nhu cầu đặt hàng, vui lòng liên hệ trực tiếp công ty hoặc qua số Hotline và zalo để nhận được sự hỗ trợ tư vấn báo giá vải địa kỹ thuật ART25D tốt nhất của chúng tôi.
Chưa có bình luận nào
SẢN PHẨM KHÁC
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
Review Vải địa kỹ thuật ART25D được sản xuất tại Việt Nam
Chưa có đánh giá nào.