Hỗ Trợ Vận Chuyển Cho Đơn Hàng Trên 10 triệu Trong Bán Kính 5 Km
Vải địa kỹ thuật ART 25 không dệt sản xuất tại Việt Nam
Mã sản phẩm: Vải địa kỹ thuật ART 25
Sản xuất: Việt Nam
Bảo hành: 12 tháng
Tình trạng: Còn hàng
Vải địa kỹ thuật ART 25 chính là loại vải phân cách hoặc có thể gọi là vải lớp cát. Nó được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam bằng phương pháp gia nhiệt. Vải được làm từ các nguyên liệu nhập khẩu 100% nước ngoài. Thích hợp được ứng dụng cho các công trình đường cao tốc, đường nông thôn, đường dẫn vào cầu, đường hương lộ hoặc quốc lộ…
Giới thiệu chung về vải địa kỹ thuật không dệt ART 25
- Mã sản phẩm: ART 25
- Sản xuất: Việt Nam
- Đóng gói: Dạng cuộn tròn
- Màu sắc: Màu trắng
- Loại vải: Không dệt
- Trọng lượng đơn vị: 315g/m²
- Chiều dài cuộn: 100m
- Chiều rộng cuộn: 4m
- Cách bảo quản: Ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh khu vực ẩm ướt
Ưu điểm nổi bật của vải địa kỹ thuật ART 25
Vải địa kỹ thuật ART không dệt được hầu hết các chủ thầu tin dùng trong các công trình xây dựng bởi nó sở hữu những ưu điểm nổi bật như sau :
- Vải địa kỹ thuật ART 25 là loại không dệt được sản xuất tại Việt Nam
- Sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên chất lượng cực tốt
- Chất liệu được làm hoàn toàn từ nguyên liệu nhập khẩu quốc tế, đúng tiêu chuẩn quốc tế
- Với khả năng thoát nước tốt nhờ kích thước lỗ 090 70 micron
- Độ bền cao, kéo dài cùng thời gian, tuổi thọ có thể lên tới hàng chục năm
- Chịu kéo tốt, có khả năng kháng xé, kháng thủng, chống thấm tốt
- Các chức năng khác của vải địa kỹ thuật không dệt như: tiêu thoát, lọc ngược
- Giúp tăng tuổi thọ của công trình
- Giá thành rẻ, tương đối hợp lý
- Tiết kiệm được chi phí xây dựng
- Dễ dàng sử dụng, thi công nhanh chóng
- An toàn, sản phẩm không độc hại, không nguy hại đến người sử dụng
Ứng dụng thường gặp của vải địa kỹ thuật ART 25
Vải địa kỹ thuật ART 25 thường được sử dụng rộng rãi cho các công trình với mục đích phổ biến là phân cách và thoát nước. Khi đất tự nhiên bên dưới đường rất nhiều bùn, hoặc liên tục ẩm ướt và khô cằn thì cường độ tự nhiên của nó có thể quá thấp để chịu tải trọng giao thông thông thường và nó có xu hướng thay đổi dưới những tải trọng đó. Vải địa kỹ thuật giữ cho các lớp vật liệu nền và lớp nền tách biệt và quản lý sự di chuyển của nước qua hoặc ra khỏi nền đường
- Vải địa kỹ thuật dùng để tách biệt
- Vải địa ứng dụng làm tường chắn
- Vải địa kỹ thuật ART thoát nước dưới bề mặt
- Vải địa kỹ thuật giúp kiểm soát xói mòn
- Dùng vải địa kỹ thuật cho các dự án ngăn chặn chất thải độc hại
- Dùng là lớp lót giúp chống trôi cát, bảo vệ đường ống thoát nước ngầm các thành phố.
- Dùng làm lớp phân cách, vách ngăn ở trong các công trình giao thông đường
Phương pháp thi công vải địa kỹ thuật ART 25 hiệu quả cao
Để sử dụng được hiệu quả bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị mặt đường
- Đầu tiên, bạn sẽ cần phải đào lòng đường đến cao độ mong muốn
- Sau đó nén chặt hoàn toàn lớp nền của bạn, đảm bảo rằng bạn đã loại bỏ hết các vật sắc nhọn, lỗ hổng và làm chặt đất hoàn toàn.
- Trải vải địa kỹ thuật ART 25 trên nền đường, lớp vải nọ nối tiếp lớp vải kia theo một khoảng phủ bì tùy thuộc vào sức chịu lực của đất; sau cùng trải và cán đá dăm hoặc đá sỏi
Bước 2: Công tác trải vải
- Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công
- Khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường
- Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải
- Trải vải địa kĩ thuật trên nền đường, lớp vải nọ nối tiếp lớp vải kia theo một khoảng phủ bì tùy thuộc vào sức chịu lực của đất
- Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải địa kỹ thuật ART 25
Bước 3: Đổ vật liệu
- Chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải địa kỹ thuật ART 25 không nên nhỏ hơn 300 mm
- Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75 mm để giảm thiểu sự xáo động; hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.
- Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích (của máy ủi); sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu.
- Hệ số đầm chặt của lớp đầm đầu tiên trên nền đất yếu nên được lấy nhỏ hơn so với hệ số đầm chặt của các lớp bên trên khoảng 5%
Bước 4: Neo hoặc gia cố vải địa
- Lưu ý quan trọng, quá trình thi công vải địa kỹ thuật phải được tiến hành song song với công tác neo giữ chốt chặn vải địa kỹ thuật ART 25 và thực hiện thi công các lớp vật liệu tiếp theo.
- Mục đích là để vải địa không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Mặc dù có chất ổn định UV nhưng chất lượng vải địa sẽ giảm theo thời gian tiếp xúc với tia UV.
- Trong phạm vi cho phép, trong thời gian 500 giờ chiếu sáng, chất lượng vải địa đạt tiêu chuẩn nếu các thông số cơ lý không giảm xuống dưới 70% so với tiêu chuẩn ban đầu
Cửa hàng phân phối vải địa kỹ thuật ART ở đâu ?
Nếu bạn đang phân vân không biết tìm mua vải địa kỹ thuật ART25 ở đâu thì đến với SƠN CHỐNG THẤM 24H. Ngoài vải địa kỹ thuật ra, thì chúng tôi còn cung cấp đầy đủ các sản phẩm chống thấm chính hãng được nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất. Thời hạn bảo hành trong vòng 12 tháng, cam kết chất lượng tốt
Chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp, tư vấn cách thi công đúng chuẩn kỹ thuật. Đảm bảo sẽ khiến bạn hài lòng và giúp công trình bền vững cùng thời gian. Mức giá bán các mặt rất hợp lý vì thế nên thu hút đông đảo người dân lựa chọn.
Vậy nên nếu có nhu cầu mua thì đừng bỏ lỡ sonchongtham24h.com nhé, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline và zalo nhé
Chưa có bình luận nào
SẢN PHẨM KHÁC
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
Review Vải địa kỹ thuật ART 25 không dệt sản xuất tại Việt Nam
Chưa có đánh giá nào.